PHÂN BIỆT BẠC HÀ VÀ RAU HÚNG LỦI

Bạc hà và húng lủi thường bị nhầm dẫn với nhau, tuy nhiên hai loại cây này khác biệt về hình dáng, tên gọi và hương vị đặc trưng Muốn phân biệt hai loại cây này, ngoài hình thức bên ngoài, bạn có thể đưa lên mũi ngửi để cảm nhận mùi thơm

PHÂN BIỆT BẠC HÀ VÀ RAU HÚNG LỦI

1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 9833 Lượt xem

Bạc hà và húng lủi thường bị nhầm dẫn với nhau, tuy nhiên hai loại cây này khác biệt về hình dáng, tên gọi và hương vị đặc trưng. Muốn phân biệt hai loại cây này, ngoài hình thức bên ngoài, bạn có thể đưa lên mũi ngửi để cảm nhận mùi thơm.

Bacl hà và húng lủi đều là những nguyên liệu phổ biến thường được dùng trong ẩm thực, thế nhưng hai loại cây này rất dễ gây nhầm lẫn. Hầu hết người Việt không phân biệt được cây bạc hà và cây húng lủi, ví dụ điển hình là trong các quán cà phê, detox, người ta thường dùng húng lủi thay vì bạc hà. Điều này hoàn toàn không gây hại nhưng bạc hà có mùi thơm và hương vị khác với húng quế, vì vậy nhận biết hai loại cây này để sử dụng đúng cách là điều rất cần thiết. Sau đây, hãy cùng theo chân chúng tôi để khám phá sự khác biệt của bạc hà và rau húng lủi nhé!

Rau húng lủi

Rau húng lủi còn có rất nhiều tên gọi khác là rau húng lũi, rau húng láng, rau húng… cây có nguồn gốc hoang dã, phân bố chủ yếu ở châu Âu, Châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, húng lủi có mặt ở mọi miền đất nước và là cây gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày.

Hình dáng của cây húng lủi:

Cây húng lủi thuộc loại cây thảo, cây có nguồn gốc hoang dã nên phát triển rất nhanh, thân dễ mọc bò thành chùm dưới đất. Lá cây húng lủi tương đối nhỏ, thuôn dài, mép lá hình răng cưa và có mùi thơm đặc trưng.

Công dụng của cây húng lủi:

Công dụng phổ biến nhất của rau húng lủi là làm gia vị ăn sống trong các bữa ăn hoặc chế biến với nhiều món để tạo nên hương vị đặc biệt, đây là loại rau không thể thiếu với các món tiết canh. Cây húng lủi sinh trưởng khá tốt, phát triển nhanh nên rất dễ trồng. Các gia đình thường tận dụng một khoảng đất nhỏ hoặc dùng chậu, thùng xốp để trồng húng lủi dùng hằng ngày.

Ngoài công dụng của một thực phẩm, húng lủi còn được dùng như một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng phòng chống nhiều bệnh tật. Trong cây húng lủi còn có các chất giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ và giữ hơi thở thơm tho. Bên cạnh đó, nhiều gia đình trồng cây húng lủi lấy rau ăn, đồng thời là cách giúp xua đuổi muỗi hiệu quả.

Cây bạc hà

Bạc hà ở đây là lá bạc hà, không phải cây bạc hà dùng để nấu canh chua như ngoài chợ (hay còn gọi là dọc mùng).

Hình dáng của cây bạc hà:

Bạc hà là loại cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 60 – 80cm, cây mọc đứng hoặc hơi bò, phân nhánh. Thân cây hình vuông, màu xanh hoặc tím nhật và có nhiều lông trắng. Điểm đặc biệt của cây bạc hà là toàn cây có mùi thơm vì cây có vị cay, mát, chứa tinh dầu Menthol.

Lá bạc hà có hình trứng hoặc thon dài, phiến lá dài 3 – 5cm, rộng 2 – 3cm, cuống dài ½ - 1cm, mép lá hình răng cưa, mặt trên và dưới lá có nhiều lông tơ nhỏ. Trong cây bạc hà, phần lá chứa nhiều tinh dầu và mùi hương thơm nồng.

Công dụng của lá bạc hà:

Bạc hà có rất nhiều công dụng như: làm nước detox, làm bánh, làm gia vị, pha trà, làm mojito, chữa đau dạ dày, chữa ho, đuổi côn trùng… và đặc biệt còn có các dụng làm đẹp và giảm cân

Để phân biệt húng lủi và bạc hà, trước tiên bạn nên quan sát hình thức bên ngoài, sau đó cảm nhận bằng cách đưa lên mũi ngửi, lá bạc hà có mùi thơm hơn húng lủi rất nhiều. Khi sờ tay vào lá bạc hà, bạn sẽ cảm nhận rõ mùi bạc hà như khi ăn Sing Gum vậy.

Bài viết khác
Liên hệ