Nếu không muốn trí não con bị chậm phát triển, mẹ bầu cần bổ sung ngay Xem thêm bài viết: https://tuthuoc24h.net/cha-me-@/me-bau/neu-khong-muon-tri-nao-con-bi-cham-phat-trien-me-bau-can-bo-sung-ngay-1767.html

Vitamin B giúp cho cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong quá trình thai nhi đang phát triển Chúng giúp chuyển thức ăn thành dạng năng lượng cần thiết trong thời kỳ mang thai, giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu cần bổ sung ngay

1  2  3  4  5
3/5 - 1 Bình chọn - 632 Lượt xem

Phụ nữ mang thai ăn uống theo thực đơn hợp lý không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn tạo điều kiện cho thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.

Vitamin B giúp cho cơ thể mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong quá trình thai nhi đang phát triển. Chúng giúp chuyển thức ăn thành dạng năng lượng cần thiết trong thời kỳ mang thai, giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. 
Vitamin B gồm rất nhiều loại vitamin khác nhau, có vai trò chính là hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng glucose. Sau đây là những tác dụng của nhóm vitamin B rất hữu ích cho mẹ bầu.

1. Vitamin B1: Thiamine

Vitamin B1 quyết định sự phát triển trí não của bé. Phụ nữ mang thai cần khoảng 1,4mg vitamin B1 mỗi ngày. Nguồn tự nhiên của vitamin B1 là ngũ cốc nguyên hạt, nấm men, thịt lợn, đậu Hà Lan và một số sản phẩm được làm từ sữa.

2. Vitamin B2: Riboflavin
Giống như tất cả các loại vitamin B, riboflavin có thể tan được trong nước, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không thể lưu trữ nó mà phải bổ sung trực tiếp thông qua chế độ ăn uống. Vitamin B2 giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và giúp làn da trông sáng và tươi mới hơn. Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai mỗi ngày nên uống 1.4mg vitamin B2 (ở phụ nữ bình thường là 1,1mg). Thịt gà, gà tây, cá, sữa chua, trứng... là những thực phẩm giàu vitamin B2.

3. Vitamin B3: Niacin

B3 hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, giảm bớt triệu chứng buồn nôn và làm dịu cơn đau nửa đầu trong thời kỳ mang thai. Vitamin B3 có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại cá.

4. Vitamin B5: Acid Pantothenic

B5 giúp tạo ra kích thích tố và làm giảm nhẹ tình trạng sưng bàn chân khi mang thai. Thai phụ cần khoảng 6mg vitamin B5 mỗi ngày thông qua các thực phẩm như lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, hạt điều…

5. Vitamin B6: Pyridoxine

Vitamin B6 cần thiết cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé trong suốt 9 tháng mang thai. Nghiên cứu cho thấy, B6 giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi mang thai như buồn nôn và ói mửa. Nguồn tự nhiên của vitamin B6 mà bạn có thể bổ sung là ngũ cốc nguyên hạt, chuối, đu đủ và các loại đậu.

6. Vitamin B7: Biotin

Theo các bác sỹ, thai phụ cần bổ sung 30mcg vitamin B7 trong khi mang thai và 35mcg khi ở giai đoạn cho con bú. Mang thai có thể gây ra sự thiếu hụt biotin, vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được đủ biotin thông qua một số thực phẩm như yến mạch, nấm, củ cải, sữa…

7. Vitamin B9: Acid Folic

Khi bạn mang thai, nhu cầu acid folic của cơ thể sẽ tăng lên. Thai phụ bổ sung đủ acid folic giúp làm giảm nguy cơ phát triển dị tật bẩm sinh ở em bé, chẳng hạn như tật nứt đốt sống và nhiều dị tật ống thần kinh khác. Acid folic cũng rất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào máu đỏ. Nguồn thực phẩm giàu acid folic là cam, bưởi, các loại rau lá xanh…

8. Vitamin B12: Cobalamin

B12 có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh của bạn. Vitamin B12 có nhiều trong sữa, gia cầm, cá... Liều lượng khuyến cáo của vitamin B12 trong khi mang thai là khoảng 2,6mcg mỗi ngày.

Tóm lại, dù các vitamin nhóm B vô cùng quan trọng trong thai kỳ nhưng không được bổ sung quá nhiều so mức khuyến nghị hàng ngày vì sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm cho mẹ và bé. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng kết hợp với viên uống vitamin bổ sung trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu luôn có một sức khỏe tốt để chuẩn bị đón chào con yêu. 

Nguồn: TuThuoc24h.net



 
Bài viết khác
Liên hệ