Chế độ ăn cho trẻ bị mắc phải bệnh tay chân miệng

Vậy trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng đồng thời giảm bớt ảnh hưởng đến từ các vết loét

Chế độ ăn cho trẻ bị mắc phải bệnh tay chân miệng

1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 464 Lượt xem

Vậy trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng đồng thời giảm bớt ảnh hưởng đến từ các vết loét ?

Bệnh tay chân miệng ( HFMD ) là bệnh cực kỳ phổ biến, thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Nó gây sốt nhẹ, gây ra phát ban và phát triển thành những vết loét gây đau đớn khó chịu cho con của bạn,.
Vết loét có thường xuất hiện trên vùng da bàn tay, bàn chân, vùng miệng bao gồm cả vùng da bên trong khoang miệng. Nó đôi khi xuất hiện ở mông và bộ phận sinh dục.
Các vết loét trong khoang miệng ảnh hưởng đến bé nhiều nhất. Nó gây đau đớn liên tục, khiến việc ăn bú trở nên khó khăn hơn nhiều lần.
Vậy trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng đồng thời giảm bớt ảnh hưởng đến từ các vết loét ?
Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên cho bé ăn để đảm bảo dinh dưỡng. Chúng không gây nghiêm trọng thêm các triệu chứng, được các chuyên gia dinh dưỡng và y tế khuyên dùng:

1. Trứng
Trứng bao gồm nhiều protein, vitamin, chất đạm và khoáng chất… rất tốt cho con của bạn.
Ăn trứng cho cảm giác mềm, nó không gây nghiêm trọng thêm các vết loét, không khiến trẻ đau đớn trong quá trình nhai nuốt.
Có nhiều cách dễ dàng để chế biến trứng như luộc, chiên, hấp… và bạn có thể thay đổi mùi vị theo từng ngày.
2. Nước dừa
Nếu bé lớn hơn 1 tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé sử dụng các loại nước trái cây. Nhưng khi bị tay chân miệng, không phải loại nước ép nào cũng phù hợp để sử dụng cho em bé.
Nước dừa là một loại nước mát, thơm, mùi vị dễ uống, có thể làm dịu nhẹ các vết loét đồng thời cung cấp chất điện giải cần thiết để ngăn ngừa dấu hiệu mất nước.
Dùng như thế nào?
Nước dừa hoặc cùi dừa tươi có thể ăn trực tiếp, ướp lạnh, trộn và ăn cùng dưa hấu… bất cứ cách chế biến nào mà bé yêu thích.
3. Cháo loãng hoặc súp
Bé cần tinh bột ngay cả khi bị tay chân miệng. Cơm hay cháo bình thường có thể gây đau đớn cho bé khi nhai nuốt, hãy cho trẻ ăn cháo – súp loãng để thay thế.
Súp có thể nấu kết hợp với các loại thịt, tránh cá và đồ ăn có vị tanh. Nên sử dụng củ quả thay cho rau. Bí đỏ, đậu đỗ, khoai tây là những lựa chọn hàng đầu.
4. Đu đủ
Đu đủ có vị ngọt, ăn vào cho cảm giác mềm mát. Nó sẽ không ma sát lên các vết loét trong khoang miệng trong khi còn làm dịu chúng.
Đu đủ cũng bao gồm nhiều vitamin có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch – chịu trách nhiệm chính trong việc điều trị tay chân miệng ở trẻ em.
Cách dùng:
Đu đủ chín ăn trực tiếp, ướp lạnh, say sinh tố, làm kem…
5. Sữa chua + mật ong + trái cây
Một công thức thực phẩm trộn tuyệt vời và hầu hết các bé đều yêu thích.
Mật ong có vị ngọt, ngậy. Nó có tác dụng diệt khuẩn mạnh mẽ giúp thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét trong khoang miệng.
Sữa chua – nhiều vitamin và khoáng chất. Tốt nhất nên cho bé dùng sữa chua hy lạp vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều sữa chua bình thường.
Sữa chua trộn với mật ong, thêm vào một loại trái cây dễ ăn bất kỳ mà bé thích như dâu tây, táo hay xoài…
                                                      
6. Dưa hấu

Vitamin C giúp ngăn ngừa sự lan rộng của các vết loét. Nhưng trước khi bạn quyết định cho bé ăn cam, quýt, uống nước chanh… hãy nhớ rằng vị chua sẽ khiến các vết loét cho bé cảm giác xót và đau đớn bất ngờ.
Trong khi đó, dưa hấu vốn có vị ngọt, mềm, mát. Nó cũng bao gồm hàm lượng cao vitamin C trong thành phần, và nên là lựa chọn tốt nhất để bổ sung vitamin C cho trẻ bị tay chân miệng.
Cách dùng:
Ướp lạnh trước khi cho bé ăn để làm dịu các vết loét hiệu quả hơn.
Bạn cũng có thể say sinh tố dưa hấu hoặc tạo ra một món trộn với dưa hấu + sữa chua + mật ong.

7. Chè với bột sắn dây và các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành… đều có hàm lượng cao của các vitamin và khoáng chất giúp bổ sung năng lượng, tăng cường sự mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch.
Trong khi đó, sắn dây vốn là một loại thuốc quý, có tác dụng làm dịu làm mát toàn cơ thể. Sắn dây sẽ cải thiện đáng kể mức độ đau đớn mà các vết loét gây ra không chỉ trong khoang miệng mà còn trên các vị trí khác.
Cách làm:
Ninh đậu trong nồi áp xuất cho đến khi chúng nát hoàn toàn.
Thêm bột sắn dây vào, đảo đều và đun sôi một lần nữa.
Thêm đường để vị dễ ăn hơn.

8. Kem
Đừng quan tâm đến việc trẻ sẽ bị sâu răng khi ăn kem.
Nên nhớ, con bạn đang bị tay chân miệng. Các triệu chứng chỉ khiến bé khó chịu trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Thời gian này không đủ để gây sâu răng cho bé.
Vì sao kem có lợi cho trẻ bị tay chân miệng ?
Các vết loét trong khoang miệng khiến trẻ đau đớn. Cảm giác lạnh có thể giảm đau tạm thời và giúp bé dễ chịu hơn.
Nên cho bé ăn các loại kem trái cây để vừa giảm đau, vừa bổ sung dinh dưỡng. Tránh các loại kem ca cao, kem socola vì chúng có thể khiến các vết loét nghiêm trọng hơn.
9. Khoai tây nghiền
Khoai tây là một dạng tinh bột, nó bao gồm vitamin C, vitamin B6, mangan, phốt pho, niacin và acid pantothenic trong thành phần và có thể dùng để thay thế các loại cháo, bột, súp mà con bạn đang dùng.
Cách dùng:
Nghiền nát khoai tây, nấu chín. Thêm sữa hoặc bơ, có thể thêm thịt gà xé sợi để tăng cường dinh dưỡng.
Trên đây là 9 loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ bị tay chân miệng.
 
 
 
                                                                                   
 
 
 
 
Nên nhớ, nó chỉ là danh sách đề xuất.
Bạn là người hiểu rõ con của mình nhất. Hãy căn cứ vào sở thích của em bé để quyết định nên cho bé ăn uống những gì. Chỉ cần đảm bảo thực phẩm không thuộc loại cay, chua, mặn, nóng đồng thời bao gồm đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé là được.
Nguồn: Internet.
Bài viết khác
Liên hệ